Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến hiện nay. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này là do các tế bào ở cổ tử cung phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể và tạo thành các khối u. Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp hơn cả là ở phụ nữ trung niên từ 35 đến 40 tuổi.
Khi mắc phải căn bệnh này, hầu hết chị em đều bị đau bụng, đau vùng khoang chậu, chảy máu âm đạo, ra dịch có mùi hôi kèm theo nhiều biểu hiện khác như: Ho, đau ngực, tiểu ra máu, chảy máu trực tràng, viêm nhiễm đường tiết niệu, … Không những thế, người bị ung thư cổ tử cung còn phải cắt bỏ tử cung để bảo toàn tính mạng, điều này đồng nghĩa với việc người phụ nữ đó sẽ không bao giờ có cơ hội được làm mẹ.
Ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 200.000 phụ nữ được chuẩn đoán là ung thư cổ tử cung, và 48.000 người chết vì căn bệnh này tương đương với 7 người tử vong mỗi ngày. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của chính mình, mọi chị em phụ nữ, từ nhiều tuổi đến ít tuổi đều cần phải biết cách phòng tránh bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cùng chị em tìm hiểu về các phương pháp này.
1. Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV
Theo các bác sĩ thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hầu hết các bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung đều bị nhiễm virus HPV (70%). Đây là loại virus lây nhiễm qua đường tình dục. Thực tế, có hơn 100 loại virus HPV nhưng chỉ có virus HPV16 và HPV18 là nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung, ngoài ra còn có HPV6 và HPV11 gây u nhú. Chính vì vậy, phương pháp phòng ngừa đầu tiên mà chị em cần phải áp dụng đó là tiêm vắc xin phòng ngừa loại virus HPV. Vắc xin phòng ngừa HPV có thể dùng cho cả nam và nữ, nếu được tiêm trước khi tiếp xúc với virus, chúng có thể ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung và một số bệnh phụ khoa khác như: Mụn cơm sinh dục, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn.
Độ tuổi phù hợp nhất để tiêm vắc xin phòng HPV được các Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là từ 10 đến 12 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ từ 20 đến 25 chưa quan hệ tình dục có thể tiêm chủng nhưng hiệu quả sẽ giảm đi 1,5 lần. Với phụ nữ đã qua tuổi tiêm chủng hoặc đã có quan hệ tình dục, hiệu quả tiêm vắc xin phòng HPV vẫn chưa được xác định.
Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vắc xin tiêm ngừa HPV là: Cervarix (ngừa 2 chủng virus HPV 16 và 18) và Gardasil (ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18). Số mũi tiêm ngừa là 3 mũi với lộ trình: 0-2-6 tức là mũi thứ 2 cách mũi đầu 2 tháng và mũi thứ 3 cách mũi 2 là 6 tháng. Giá của 2 loại vắc xin này lần lượt là: 850.000đ/lần và 1.300.000đ/ lần tiêm. Lưu ý rằng, trong thời gian tiêm vacxin, người được tiêm không được có quan hệ tình dục. Ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nước ta chưa có tỉnh thành nào khác tiêm 2 loại vắc xin trên. Do đó, khi có nhu cầu tiêm vacxin phòng HPV, chị em có thể tìm đến các cơ sở sau:
Trung tâm y tế dự phòng
- Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 39 035 688/37 730 268
Phòng tiêm chủng SAFPO
- Địa chỉ: 135 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 3972 7071 – Hotline: 0988 7777 00
Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự phòng
- Địa chỉ: 131 Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 39717694
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
- Địa chỉ: Số 1 Yecxanh, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Điện thoại: (04) 39716356/38213241
Bệnh viện Việt Pháp
- Địa chỉ: Số 1 Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại: 04 3577 1100
Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM
- Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P.11, Quận 5, Tp. HCM
- Số điện thoại: 08 3855 4269
Viện Paster Tp. HCM
- Địa chỉ: 252 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp. HCM
- Số điện thoại: 08 3823 0352 – 08 3820 7150
Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic – Hòa Hảo
- Địa chỉ: 254 Hòa Hảo, P.4, Quận 10, Tp. HCM
- Số điện thoại: 08 3927 0284 – Fax: 08 3927 2543
2. Xét nghiệm PAP smear
Xét nghiệm PAP smear là xét nghiệm tầm soát những tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung. Trong quá trình làm xét nghiệm, các bác sĩ thu thập một mẫu nhỏ các tế bào từ bề mặt cổ tử cung nhằm tìm những biến dạng, sự bất thường của tế bào.
Dựa vào độ tuổi và lối sống của người bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe cũng như kịp thời phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung. Việc phát hiện sớm sẽ làm tăng khả năng điều trị cũng như giảm nguy cơ xuất hiện các bất thường tiến triển thành ung thư cổ tử cung.
Theo các bác sĩ, xét nghiệm PAP nên bắt đầu thực hiện ở tuổi 21, cứ 2 hoặc 3 năm thực hiện 1 lần. Sau khi bước qua tuổi 30, chị em phụ nữ cần thực hiện xét nghiệm phết PAP 3 năm một lần hoặc 5 năm 1 lần kết hợp với xét nghiệm HPV.
3. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu thành phần, đặc biệt là cung cấp đầy đủ các chất tăng cường sức đề kháng như: Vitamin E, A, C và canxi sẽ giúp bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi các gốc tự do, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị ung thư. Các dưỡng chất trên có mặt trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như: Dâu tây, gừng, nghệ, chuối, rau cải, trà xanh, chocolate, … Chị em có thể sử dụng linh hoạt các loại thực phẩm trên để bảo vệ sức khỏe của chính mình, tuy nhiên, trong thời buổi thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, chị em hãy lựa chọn chúng ở cửa hàng uy tín, sử dụng máy khử độc thực phẩm với rau, củ, quả để đảm bảo rằng độc tố, chất gây hại không còn tồn tại.
4. Tập thể dục đều đặn
Các bác sĩ vẫn khuyến cáo rằng, việc tập thể dục sẽ giúp tăng cường sức khỏe, giảm các vấn đề về tinh thần cũng như thể chất, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý, trong đó có cả ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, mỗi ngày, bạn hãy cố gắng cười thật nhiều, sống thật tốt, vui vẻ, lạc quan và hạn chế căng thẳng vì sức khỏe của chính mình nhé.
5. Có lối sống lành mạnh
Như đã đề cập ở trên, đa số bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung đều được phát hiện nhiễm virus HPV, đặc biệt, đây lại là loại vi rút lây nhiễm qua đường tình dục, với những người quan hệ tình dục bừa bãi, dùng thuốc tránh thai thường xuyên, hút thuốc lá, thuốc lào hay sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, ma túy, … sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Để bảo vệ sức khỏe chính mình, chị em cần lưu ý 5 điều dưới đây:
- Thực hành quan hệ tình dục an toàn
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc khẩn cấp
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
- Giữ môi trường không khí luôn sạch sẽ, thoáng mát bằng cách vệ sinh thường xuyên, lắp đặt máy làm sạch không khí để hỗ trợ việc diệt khuẩn.
- Không sử dụng các chất kích thích như: Cà phê, rượu, bia, thuốc lá, ma túy,...
6. Vệ sinh vùng kín đúng cách
Dù áp dụng phương pháp phòng bệnh nào thì chị em phụ nữ cũng cần đặc biệt quan tâm đến việc vệ sinh vùng kín, đặc biệt là ở thời điểm nhạy cảm như trong kỳ kinh, trước và sau khi quan hệ tình dục, tiền mãn kinh, mãn kinh, sinh nở, sau sinh.
Việc vệ sinh vùng kín có thể được thực hiện với nước rửa chuyên dùng, nước muối pha loãng. Ngoài ra, nước ozon cũng có khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus gây hại, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn tốt hơn. Để có được loại nước này, chị em có thể sử dụng máy tạo ozone, sục khí trực tiếp vào chậu nước rửa với nồng độ hợp lý. Tuy nhiên, chị em không nên tự ý thụt rửa vùng kín đề tránh nhiễm trùng.
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh rất nguy hiểm với chị em phụ nữ, không chỉ để lại hệ quả về thể chất, mà chúng còn ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, vì sức khỏe của chính mình cũng như những người xung quanh, chị em cần áp dụng các phương pháp phòng ngừa mỗi ngày, làm sạch vùng kín cũng như loại bỏ tối nguy cơ lây nhiễm bệnh.