Muỗi được biết đến là một loài côn trùng quen thuộc nhưng lại là vật trung gian truyền nhiễm bệnh nguy hiểm từ động vật sang người, từ người sang người. Loài côn trùng này phát triển nhiều hơn vào mùa mưa, chủ yếu là ở khu vực châu Á và châu Phi. Ở nước ta, trong năm 2017 vừa qua, muỗi đã khiến bệnh sốt xuất huyết bùng phát thành dịch, để lại hệ quả nghiêm trọng, khiến hơn 80.000 người phải nhập viện, 24 trường hợp tử vong. Không chỉ có sốt xuất huyết, muỗi còn gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm khác mà con người cần phải đề phòng, đặc biệt là khi mùa mưa đang đến dần.
Những bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra
1. Virus Zika
Virus Zika là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Căn bệnh này có 4 con đường truyền nhiễm cơ bản là: Qua đường tình dục, qua máy, từ mẹ sang con và do muỗi Aedes truyền. Theo Tổ chức Y tế thế giới, virus Zika là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế bởi lo ngại về khả năng gây dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, sau thời gian ủ bệnh từ 2 đến 12 ngày, bệnh có những biểu hiện sau:
- Sốt nhẹ (37,8-38,50C).
- Mệt mỏi
- Mọc ban trên da
- Đau các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân
- Viêm xung huyết kết mạc
- Đau cơ
- Nhức đầu
- Đau hố mắt
- Suy nhược
- Đau bụng
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
Virus Zika không để lại những hệ quả nghiêm trọng với người trưởng thành nhưng với trẻ em và phụ nữ mang thai, nhiễm virus Zika có thể dẫn đến tình trạng teo não, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tương lai của trẻ.
2. Viêm não Nhật Bản
Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương với những di chứng nặng nề như động kinh, thiểu năng trí tuệ, mất ngôn ngữ, thậm chí là tử vong. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là trẻ em từ 2 đến 6 tuổi.
Căn bệnh này bắt đầu khởi phát trên chim và lợn, sau đó do muỗi truyền mà lây lan sang người. 2 loài muỗi lây bệnh chủ yếu là: Culex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. Viêm não Nhật Bản phát triển qua 4 giai đoạn cơ bản là: Giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn khởi phát, giai đoạn toàn phát và giai đoạn lui bệnh.
- Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này kéo dài từ 5 đến 14 ngày, có khi là 1 tuần.
- Giai đoạn khởi phát: Bước sang giai đoạn này, người bị Viêm não Nhật Bản thường bị sốt cao ở 390C hoặc 400C, co giật, lờ đờ, rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn, thậm chí là hôn mê từ 1 đến 3 ngày. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị cứng gáy, tăng trương lực cơ, rối loạn sự vận động nhãn cầu, lú lẫn, mất ý thức hoặc đi phân lỏng, đau bụng.
- Giai đoạn toàn phát: Lúc này, virus đã xâm nhập vào trong tế bào não tủy gây hủy hoại các tế bào thần kinh. Người bệnh sẽ vã nhiều mồ hôi, da lúc đỏ lúc tái, rối loạn nhịp thở, tăng tiết trong lòng khí quản, mạch nhanh và yếu.
- Giai đoạn lui bệnh: Sau khoảng 14 ngày, người bị Virus Zika khỏi dần, nhiệt độ giảm xuống, không còn những cơn co cứng hay hôn mê.
>>> 10 căn bệnh có nguy cơ bùng phát vào năm 2018
>>> 10 căn bệnh có nguy cơ bùng phát vào năm 2018
3. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh do siêu vi trùng Dengue gây ra. Bệnh do muỗi vằn truyền nhiễm, xảy ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa. Ước tính, có tới 40% dân số trên thế giới có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tại Việt Nam, sốt xuất huyết thường xảy ra vào tháng 7, 8, 9, 10 và để lại những hệ quả nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em.
Sốt xuất huyết có thể biểu hiện ở bên ngoài nhưng cũng có thể không có biểu hiện rõ ràng, dẫn đến tình trạng xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não. Trong trường hợp xuất hiện biểu hiện ở bên ngoài, người bệnh có những dấu hiệu sau:
- Sốt cao ở 390C - 400C, đột ngột và liên tục trong thời gian từ 3 đến 4 ngày
- Xuất hiện các chấm nhỏ màu đỏ, đốm nhỏ hay vết bầm rải rác ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn.
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng,
- Nôn hoặc đi cầu ra máu
- Đau bụng.
- Mệt
- Chân tay lạnh
Trên đây là 3 căn bệnh rất nguy hiểm, do muỗi dẫn truyền và thường xảy ra vào mùa hè ở nước ta. Với những ảnh hưởng mà những căn bệnh này gây ra, mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần có những giải nhất định để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh do muỗi gây ra
Việt Nam là quốc gia quốc gia có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đây là điều kiện lý tưởng để muỗi sinh sôi, phát triển. Do đó, việc áp dụng các phương pháp tiêu diệt muỗi, ngăn ngừa muỗi được khuyến cáo thường xuyên và cần thực hiện quanh năm. Dưới đây là những gợi ý mà bạn đọc có thể tham khảo.
1. Làm sạch môi trường, không gian sống
Rãnh nước tù đọng, ao hồ, bể chứa nước, ... là những không gian lý tưởng để muỗi sinh sôi và phát triển. Việc vệ sinh, dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, đổ hết nước đọng trong các dụng cụ, phát quang cây cối sẽ giúp bạn phả bỏ hang ổ của muỗi.
2. Mắc màn khi đi ngủ
Việc mắc màn khi đi ngủ (kể cả ban ngày) là cách hiệu quả để loại bỏ nguy cơ bị muỗi tấn công. Đây là một thói quen tốt mà bạn nên duy trì dù bạn đang sống ở thành thị, hay nông thôn.
3. Sử dụng đèn bắt muỗi
Đáp ứng nhu cầu tiêu diệt muỗi, phòng ngừa bệnh của người dân mà không để lại hệ quả đáng tiếc, những chiếc đèn bắt muỗi lần lượt ra đời với nhiều công nghệ khác nhau. Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phù hợp với không gian và nhu cầu sử dụng. Với không gian gia đình, bạn đọc có thể tham khảo một số sản phẩm như GD04, GD12, GD20, … Đối với nhà hàng, khách sạn có thể lựa chọn Nion CN16, Nion CN30, Nion NH07, … Ngoài ra còn có một số dòng sản phẩm ngoài trời như Nion CN40, Nion GD02, …
4. Sử dụng tinh dầu tự nhiên, kem chống muỗi
Việc sử dụng tinh dầu hoặc kem chống muỗi là một cách hay để ngăn ngừa sự xâm hại của muỗi. Bạn có thể lựa chọn một số loại tinh dầu mà muỗi sợ như: Tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả, … để bôi lên người, lau nhà hoặc phát tán trong không khí.
Trên đây là những căn bệnh nguy hiểm do muỗi truyền nhiễm có thể bùng phát thành dịch bệnh vào mùa hè. Hy vọng bài chia sẻ trên đây là bổ ích với bạn đọc, xin cảm ơn!
Trên đây là những căn bệnh nguy hiểm do muỗi truyền nhiễm có thể bùng phát thành dịch bệnh vào mùa hè. Hy vọng bài chia sẻ trên đây là bổ ích với bạn đọc, xin cảm ơn!